Những dụng cụ cần có để nhập môn nghệ thuật cắt giấy truyền thống Kirigami

Kirigami nghệ thuật cắt giấy truyền thống của đất nước nhật bản là một trong những nghệ thuật nổi tiếng thế giới với độ tập trung sáng tạo và biến hóa đến kinh ngạc.

Tại Việt Nam rất nhiều những người trẻ có sự đam mê đối với vộ môn nghệ thuật này tạo nên một cộng đồng lớn mạnh. Tuy nhiên những người mới cần phải có những dụng cụ gì để có thể gia nhập vào môn nghệ thuật đồi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mĩ và tính cẩn thận cao như thế này? Chúng ta hãy cùng Aetech tham khảo trong bài viết dưới đây.

Nghệ thuật cắt giấy Kirigami

Nghệ thuật cắt giấy Kirigami

Giấy:

Loại giấy thường được sử dụng trong kiri thường có định lượng khoảng 180gsm. Tùy vào mẫu của người làm mà chọn loại có tính chất phù hợp. Những mẫu 00 thì không cần giấy cứng hay dày quá tuy nhiên đối với những mẫu 1800 thì chúng ta nên lựa chọn những loại khoảng 200 – 220 gsm để có thể đảm bảo được hình dạng và độ chắc chắn cho thành phẩm.

Dao, kéo

Những dao trổ, dao chuyên dụng để dọc giấy với lưỡi dao sắc, mảnh, lưỡi nhỏ là loại dao được nhiều nghệ ngân kiri yêu thích. Để có thể làm việc trong thời gian kéo dài mà tránh khỏi tình trạng mỏi tay chúng ta nên chọn dao có cán thon, tròn, cầm vừa tay ví dụ như loại dao trổ Olfa Ak-1. Ngoài ra trong một số trường hợp cần cắt đường bao thì kéo là lựa chọn hàng đầu.

Olfa là dòng dao trổ được nhiều người ưa chuộng 

Hồ, keo

 Để chuẩn bị cho một tác phẩm Kiri hoàn hảo chúng ta nên có ít nhất 3 loại keo sau đây

 Đối với những mặt phẳng lớn chúng ta cần lựa chọn dòng keo khô, ưu điểm của loại này là không làm nhăn giấy tuy nhiên độ kết dính không cao nên tránh lựa chọn để cố định những mảnh ghép với nhau mà chỉ dùng để chỉnh sửa hay gán tạm.

Keo sữa: Đây là loại keo thường dược dùng để dán gỗ, bày bán rất nhiều tại các cửa hàng đồ điện. Đây là loại keo không thể thiếu do độ bám dính của chúng rất chắc tuy nhiên chúng có đặc điểm là ướt và rất dễ làm nhăn giấy, mùi chua, khó ngửi.

 Keo 502: Không cần bàn về độ dính đây là loại keo quá thông dụng với hầu như tất cả mọi người. Chúng có khả năng cố định mảnh ghép cực kì tốt ngoài ra khi kết hợp cùng giấy thì độ cứng của mô hình sẽ được tăng lên một cách đáng kể. Khi sử dụng chúng ta cần lưu ý không để keo bám vào tay sẽ gây bỏng tát, những chi tiết keo khô rất nhanh và cố định chắc vì vậy rất khó cho quá trình chỉnh sửa

Kẹp nhíp:

 Một vật dụng nữa không thể thiếu khi thực hiện cắt kari đó là những chiếc kẹp nhíp, khi cần cố định các vật thể nhỏ công thể cầm được bằng tay hay đơn giản chỉ vì không muốn các loại sơn, keo chảy vào tay mình thì đầu nhíp phẳng là cách để cố định mảnh ghép 1 cách chắc chắn nhất.

 Mô hình giấy Kirigami

Thước:

Nếu chủ yếu dùng kéo để thực hiện thao tác thì sẽ không cần đến thước nhiều tuy nhiên khi cần những chi tiết tỉ mỉ, cẩn thận với độ chính xác cao bằng dao trổ thì thước  là vật dụng vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đường thẳng được xử lý một cách chính xác hơn.

Ngoài ra thước còn có tác dụng phụ nữa đó chính là đối với những mảnh ghép bị ẩm, dễ rách nhưng dính chưa chặt chúng ta có thể đặt mảnh ghép đó lên một mặt phẳng sau đó lấy thước ép chặt hoặc cũng có thể sử dụng thước để tạo nên các nếp gấp một cách dễ dàng hơn.

Bút bi hết mực:

 Là vật dụng dễ kiếm và không tốn kém nhưng cũng không kém phần quan trọng, Đa số các mô hình đều cần gấp mảnh ghép trước khi dán tuy nhiến nếu đường gấp không được định hình trước thì đường gấp có thể không thẳng, không đạt yêu cầu hay thậm chí có thể khiến giấy bị gãy.

Đối với những người mới bắt đầu tham gia nghệ thuật cắt giấy kari thì những đồ nghề trên là những dụng cụ tối thiểu mà ai cũng phải có. Hãy bắt đầu từ những mô hình đơn giản và tăng dần độ khó theo thời gian để nâng cao kĩ năng về tay nghề bạn nhé.

Nguồn: hichemvn.com